Nhiều bà nội trợ có thói quen sau khi đun nấu không chỉ tắt bếp thông thường mà ngay lập tức ngắt nguồn cầu dao (aptomat) giống như điều hoà, bình nóng lạnh,.......với lý do tiết kiệm điện, dùng xong nên tắt. Trên thực tế bếp từ khác với những thiết bị khác, sau khi sử dụng xong bếp vẫn nóng và quạt gió vẫn hoạt động để tản nhiệt, vì vậy nếu đột ngột ngắt bếp thì quạt gió ngưng, bếp tản nhiệt lâu hơn, lâu dần quạt gió có thể hỏng. Trong hướng dẫn cũng ghi rõ nên để nguyên nguồn điện không ngắt, chỉ khi đi đâu xa mới cần ngắt để đảm bảo an toàn trong thời gian vắng nhà. Còn tiền điện thì so với việc ngắt đi cũng không chênh lệch quá nhiều, mỗi tháng có thể thêm không đáng kể.
Sau khi đun nấu xong, ngoài việc ngắt bếp thì nhiều gia đình cũng "tiện" để nồi đun nấu lên trên mặt bếp, việc này nếu chưa xảy ra vấn đề gì thì vẫn thấy bình thường, nhưng những nguy cơ như đồ vật rơi vỡ mặt kính do có con vật chạy, đánh rơi đồ như vung xuống. Bàn phím cảm ứng nhiệt nên nhiều con vật có nhiệt chạy qua khiến bếp bị mở, tự đun nấu (tự nhận diện vùng nấu khi đặt nồi), nếu không có nồi sẽ tự ngắt bếp. Còn rất nhiều những trường hợp khác khi đặt nồi trên vùng nấu qua đêm.
Việc đun nấu không tránh được những lúc trào đồ ăn ra bếp khi nấu nhưng nhiều bà nội trợ khi nấu xong lại quên không lau luôn để hôm sau vết trào đã cứng lại, két trên mặt bếp dẫn đến rất khó vệ sinh. Nhiều người chỉ quan tâm và vệ sinh phía bên trên mặt kính (nơi mình nhìn thấy), một số vệ sinh thường xuyên, một số lại vài ngày mới vệ sinh 1 lần hoặc khi nào thấy dầu mỡ bám bẩn nhiều mới lau dọn. Thế nhưng có 1 vị trí khác cũng cần để ý và còn quan trọng hơn thì lại ít ai chú ý đến - khu vực đáy bếp. Tại sao lại nói đây là khu vực quan trọng nhất? Bởi ở phía bên dưới bếp là bo mạch, nguồn đều nằm ở thân bếp mà đáy bếp lại có khe thông thoáng khí, rất dễ bị côn trùng chui vào hoặc bám bụi lâu ảnh hưởng, nhẹ thì bếp trục trặc lúc được lúc không, nặng thì bếp hỏng mạch, hỏng nguồn cần thay thế. Chính vì vậy, ngoài vệ sinh phía bên trên, hãy xịt thuốc chống côn trùng phía dưới khoang bếp và kiểm tra thường xuyên, việc này vừa giúp bếp đảm bảo tuổi thọ, cũng giúp người dùng đỡ tốn chi phí kiểm tra và sửa chữa.
Một trong những thói quen khó bỏ của các gia đình "đâu cũng để đồ" được, chính vì vậy nhiều lúc bếp đang đun cũng để các vật dụng Inox, dao, thớt, đĩa, thìa,........lên trên mặt kính, việc này vừa khiến mặt kính dễ bị xước, lại có thể khiến bếp bắt từ kém hơn khi đặc nồi inox lên mặt bếp khi đang đun. Khách hàng đã phản hồi lại trong lần gần nhất khi đang đun bếp, cô lỡ để nồi Inox để múc canh lên gần vị trí đun nấu, bếp tự dưng cảnh báo rồi tắt đột ngột không rõ nguyên nhân, khi thợ kĩ thuật vào kiểm tra thì nồi Inox cô dùng là Inox 430 có thể bắt từ, chính vì vậy ảnh hưởng đến quá trình đang đun nấu. Nếu tiếp tục làm vậy trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến bếp, cần phải chú ý hơn. Mặt khác đặt nhiều vật dụng lên có thể dẫn đến xước, nứt hoặc vỡ mặt kính với nhiều trường hợp khác nhau.
Trên mặt bếp khi mua có dãn tem cảnh báo những sản phẩm không được sử dụng trên bếp từ, trong hướng dẫn cũng có cụ thể, nhân viên tư vấn cũng đã hướng dẫn khách, thế nhưng không phải ai cũng nhớ và chú ý đến chi tiết "không sử dụng nồi có đáy lỗ" (đáy tổ ong) thường được mua từ những cửa hàng bán lẻ hoặc các trung tâm. Sản phẩm mặc dù có ghi "dùng được cho bếp từ" nhưng bắt từ kém, ảnh hưởng đến độ bắt từ, chất lượng đun nấu, đun trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến bếp.
Quý Khách hàng có nồi chảo cũ hay lỡ mua các loại nồi chảo đáy tổ ong thì cũng không nên tiếc mà sử dụng dẫn đến ảnh hưởng đến tuổi thọ của Bếp.
Hi vọng những chia sẻ của Bếp 123 sẽ giúp Quý Khách sử dụng Bếp từ đúng cách tăng tuổi thọ của Bếp ạ !
Về chúng tôi: Showroom : 198 Hàng Thao - P Ngô Quyền - TP Nam Định |
Trợ giúp: |
Liên hệ: Thế Giới Bếp 123 Hotline: (0228).3.525.339 - 0915.530.385 Mobile : 0985.580.838 - 0934.608.188 Email: Bep123.vn@gmail.com Địa chỉ : 198 Hàng Thao - P Ngô Quyền - TP Nam Định |