Do thói quen, các bà nội trợ thường vo gạo bằng chính nồi nấu, điều này khiến lớp chống dính dễ bị hỏng, cơm nấu không ngon và dính nồi
Thói quen nấu cơm và để thời gian hâm liên tục cũng làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong nồi cơm điện, khiến rờ le không hoạt động bật - tắt chính xác.
Bạn không nên cho xoong nấu vào nồi bằng một tay, vì có thể làm hỏng nồi, khiến cơm chín không đều.
Vo gạo xong, khi bỏ xoong nấu vào nồi, nhiều người chỉ dùng một tay. Cách này có thể làm hỏng rờ le chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rờ le tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín. Do vậy, khi đặt xoong, nên lau nước xung quanh và đặt bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rờ le tiếp xúc đều, cơm nấu sẽ không bị sượng.
Ngoài việc dùng không đúng cách, nồi cơm điện còn dễ hỏng nếu đó là loại rẻ tiền, vì các lý do sau:
Phần xoong làm bằng chất liệu nhôm mỏng và lớp chống dính kém chất lượng, dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng. Nấu cơm nồi bị bong lớp chống dính còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn.
Rờ le chính sử dụng loại nam châm vĩnh cửu kém chất lượng, sau một thời gian sẽ mất đi tính chính xác để bật lò xo lên, dẫn đến hậu quả là cơm sượng hoặc khét. Thời gian sử dụng của rờ le chính (phần nam châm vĩnh cửu) ở những nồi cơm điện rẻ tiền chỉ khoảng sáu tháng, sau đó phải thay mới, giá tkhoảng 30.000 đồng.
Đế cảm biến nhiệt dưới đáy nồi có khe hở lớn nên côn trùng như gián, thằn lằn có thể lọt vào, hoặc hạt gạo rơi xuống khe hở này, gây chạm mạch điện, làm hư hỏng đế cảm biến nhiệt. Giá thay thế là 200.000 - 500.000 đồng. Nhiều loại nồi cơm điện hiện đại đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách thiết kế đế cảm biến nhiệt dính hẳn với đáy nồi, không có khe hở.
Bảo quản và sử dụng :
Gạo trong nồi phải được dàn phẳng, không được dồn vào một góc vì có thể sẽ có hiện tượng có phần chín phần không, cơm cứng cơm mềm
Không phải cứ nồi đắt tiền là ngon cơm.
Phần nhiều do loại gạo và kỹ thuật nấu.
Nếu như dây nguồn là kiểu cách rời thì gạt chuyển mạch của nồi xuống và cắm phích điện dây nồi, sau đó mới đóng điện nguồn. Khi lấy cơm ra nhất thiết phải tắt nguồn.
Các linh kiện của nồi cơm điện đều đặt ở vỏ ngoài vì thế hết sức tránh va đập làm biến dạng vỏ nồi, đặc biệt không làm va chạm mạnh giữa đáy nồi và tấm tăng nhiệt, nếu gây ra bề mặt lồi lõm, sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng.
Thành trong của vỏ bếp không được lau rửa mà chỉ dùng vải khô để lau, và nhớ là phải ngắt điện rồi mới lau.
Nồi cơm điện chỉ có tác dụng nấu cơm hoặc hấp sấy thức ăn , không nên dùng để ninh hầm vì nhiệt độ trong nồi không bao giờ quá 100oC . Khi hấp sấy cũng cần chú ý đến thời gian sử dụng.
Không nấu các loại thực phẩm có tính axit hoặc kiềm để tránh làm mòn nồi nấu.
Với loại nồi được tráng một lớp men chống dính thì không được dùng bùi nhùi cứng để chà rửa.
Sau khi sử dụng xong thì các bạn nên rửa sạch lau khô để nơi khô thoáng
Về chúng tôi: Showroom : 198 Hàng Thao - P Ngô Quyền - TP Nam Định |
Trợ giúp: |
Liên hệ: Thế Giới Bếp 123 Hotline: (0228).3.525.339 - 0915.530.385 Mobile : 0985.580.838 - 0934.608.188 Email: Bep123.vn@gmail.com Địa chỉ : 198 Hàng Thao - P Ngô Quyền - TP Nam Định |